"Chúng tôi chọn con đường ngắn nhất đi từ khoa học tới ứng dụng."
Get the Flash Player to see this rotator.
Chúng tôi xây dựng một môi trường cần thiết để nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước.
LIÊN KẾT
Website PSG. TSKH. Bùi Tá Long
Tìm xe buýt, tìm địa điểm tại Tp. Hồ Chí Minh,  bản đồ 24h
Chúc mừng năm mới
Chúc mừng năm mới 2015
Tin tức

Kết thúc đồ án lớp mô hình hóa OSIP 2019

Hình: Nhóm sinh viên thực hiện đồ án về Mike11

Sáng 10/5/2019, nhóm cuối cùng từ lớp Mô hình hóa môi trường OSIP K16 đã hoàn tất báo cáo đồ án môn học. Đây sẽ là cột điểm thứ 3 trong môn học. Theo kế hoạch, lớp còn 2 tuần lên lớp trước khi diễn ra kỳ thi cuối kỳ.

Nói tới sinh viên Bách Khoa, chắc hẵn ai cũng luôn nhớ tới các kỳ báo cáo đồ án, khi từng bạn phải đối mặt với bài toán vượt qua sự hiểu biết của mình, thậm chí là một đề tài nghiên cứu chưa tìm ra lời giải. Ngoài ra giải một bài toán khó trong thời gian hạn chế thường phải là những học sinh giỏi dạng olympic. Nhưng khác với bài toán olympic thời gian 180 phút, bài toán đồ án có tới hơn 2 tháng để cày. Trong 2 tháng làm đồ án, sinh viên cần tìm nguồn tài liệu, đọc tổng quan, thu thập số liệu, tìm hiểu và chạy các phần mềm. Với môn học Mô hình hóa, yêu cầu bắt buộc là phải tìm và tự học các phần mềm đang có, biết cách sử dụng, dù chưa phải là thành thạo. Trong đợt đồ án này, lớp OSIP được chia thành 6 nhóm theo 6 chuyên đề liên quan tới môn học: mô hình ô nhiễm không khí (1 nhóm), mô hình ô nhiễm nước (1 nhóm), GIS và viễn thám (1 nhóm), tính toán phát thải (2 nhóm), quản lý khai thác số liệu quan trắc (1 nhóm). Trong quá trình thực hiện đồ án kéo dài hơn 2 tháng, các nhóm sinh viên làm tốt thường là những nhóm hay tới Lab làm việc, gắn kết học với nghiên cứu đề tài cùng các thành viên khác của Envim và EMSLab. Thầy Bùi Tá Long cho biết, đồ án thường giúp thầy và nhóm phát hiện được những sinh viên ưu tú, đam mê mô hình. Quá trình thực hiện đồ án hướng tới việc rèn luyện cho sinh viên tư duy chính xác của toán học, tư duy thuật toán, phương pháp tiếp cận khoa học với các vấn đề nảy sinh từ thực tế, khả năng thích ứng nhanh chóng với sự phát triển của khoa học - công nghệ. Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành chuyên sâu về phần mềm môi trường và ứng dụng mô hình để có thể giải quyết nhiều vấn đề về môi trường. Đây là cơ hội học rất tốt, có thể trở thành chuyên viên về mô hình.

Hình: Nhóm sinh viên làm về mô hình phát thải từ hoạt động nông nghiệp.

Trong 6 nhóm báo cáo, có 3 nhóm đạt kết quả tốt, 2 nhóm cần hoàn thiện báo cáo cuối cùng, 1 nhóm được xếp đạt điểm trung bình.

TÊN ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Nhóm 1.  Trịnh Lê Nam, Thương Quốc Thịnh. Các quá trình hóa học trong CMAQ (CMAQ – chemistry process).

Nhóm 2.  Nguyễn Lưu Khang Thuận, Huỳnh Khắc Mai Lộc. Calculating green house gas emissions (CH4, N2O, CO2) from agriculture for Vinh Long, Hau Giang province.

Nhóm 3. Nguyễn  Phương Khanh, Nguyễn Quỳnh Chi.  Application of Mike to simulate the water quality for Sai Gon river.

Nhóm 4. Nguyễn Tường Phú. Assessment impact of CH4 gas from Phuoc Hiep landfill Cu Chi suburban district, HCM city.

Nhóm 5. Từ Khánh Linh, Nguyễn Ngọc Đoan Trang. GIS for climate change in Hochiminh, BinhDuong, Dong Nai.

Nhóm 6. Đỗ Hoàng Anh, Nguyễn Ngọc Thiên Trang. Air data application in control air pollution.

 

10/05/2019 - Envim facebook
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Ý kiến (*)