"Chúng tôi chọn con đường ngắn nhất đi từ khoa học tới ứng dụng."
Get the Flash Player to see this rotator.
Chúng tôi xây dựng một môi trường cần thiết để nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước.
LIÊN KẾT
Website PSG. TSKH. Bùi Tá Long
Tìm xe buýt, tìm địa điểm tại Tp. Hồ Chí Minh,  bản đồ 24h
Chúc mừng năm mới
Chúc mừng năm mới 2015
ĐỀ TÀI
  • Ứng dụng công nghệ WebGIS xây dựng hệ thống tra cứu và quảng bá du lịch sinh thái tỉnh Tây Ninh

Các thành tựu củacông nghệ thông tin đã có những ứng dụng mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, trong đó có ngành công nghiệp du lịch, về cơ bản đã làm thay đổi quá trình đăng ký, phương tiện đi lại và thực hiện các dịch vụ du lịch như quản lý nhà hàng, khách sạn, đặt chỗ, đặt tour riêng. Sự xuất hiện các hệ thống đặt chỗ tự động, mạng Internet, các video clip quảng bá các tour du lịch theo các địa điểm khác nhau, hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) các văn bản pháp lý, hệ thống tính toán chi phí cùng nhiều thành tựu khác của công nghệ thông tin (CNTT) đã làm nâng cao chất lượng dịch vụ, tính cạnh tranh, làm giảm giá thành, làm giảm thời gian và chi phí của người đi du lịch cho việc tìm kiếm và mua tour. 

  • Xây dựng mô hình quản lý phát thải môi trường không khí khu công nghiệp trên nền tảng công nghệ WebGIS (TISAP).

Kiểm soát nghiêm ngặt ô nhiễm là mối quan tâm công tác quản lý môi trường trong giai đoạn hiện nay. Các công trình nghiên cứu mô hình kiểm soát phát thải công nghiệp làđối tượng nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới. Để làm được điều này rất cần hồ sơ, thông tin toàn diện về ô nhiễm do các hoạt động cụ thể. Tuy nhiên trong thực tế, những thông tin như thế không tồn tại hoặc rất khó được thu thập. Mô hình tích hợp CSDL, mô hình toán và WebGis TISAP của công trình này là một giải pháp đánh giá phát thải do hoạt động công nghiệp dựa trên nguồn thông tin được công bố. Trong đề tài, TISAP được áp dụng đánh giá phát thải tại các KCN đang hoạt độngtrên địa bàn Tp.HCM.TISAP cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách một công cụ đánh giá ảnh hưởngcủa từng doanh nghiệp, khu công nghiệp hay một ngành nghề cụ thể lên chất lượng không khí tại thành phố.

  • Nghiên cứu ứng dụng công cụ e-manifest, e- card trong quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Hồ Chí Minh.
Chất thải nguy hại (CTNH) tại thành phố Hồ Chí Minh rất đa dạng và được phát sinh từ nhiều loại hình công nghiệp khác nhau. Với nghìn chủ nguồn thải, hàng ngày thải vào môi trường hàng trăm tấn chất thải nguy hại, hàng trăm tỷ đồng hàng năm được đổ ra để vận chuyển, xử lý, khắc phục ô nhiễm – tất cả những dòng thông tin đa dạng, phức tạp này cần phải đánh giá, xử lý, thực hiện các kết luận cần thiết và thông qua những quyết định đúng đắn. Thực tế hiện nay ở TP. HCM hệ thống quản lý CTNH vẫn còn đang trong quá trình hoàn chỉnh và hoạt động còn chưa hiệu quả. Một số chủ nguồn thải và doanh nghiệp tham gia vào quá trình vận chuyển, xử lý CTNH vẫn chưa thực sự tự giác trong việc chấp hành pháp luật. Điều đó đã gây bức xúc lớn trong dân chúng và gây hậu quả xấu cho môi trường . Xuất phát từ quan điểm trên, một đề tài cấp thành phố hướng tới ứng dụng công cụ e-manifest, e-card trong quản lý chất thải nguy hại tại Tp. Hồ Chí Minh được thực hiện với mục tiêu ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu để đánh giá hiện trạng và dự báo liên quan tới công tác quan trắc, giám sát CTNH trên địa bàn TP. HCM.
  • Xây dựng công cụ tin học trợ giúp công tác quản lý môi trường cho quận huyện Tp. Hồ Chí Minh – trường hợp cụ thể là quận Thủ Đức và quận 12.
Để giải quyết một cách triệt để bài toán phát triển bền vững cấp Tp. HCM, cần phải ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại, trong đó công nghệ thông tin (CNTT) được coi là then chốt.   Hiện nay vấn đề ứng dụng CNTT trong công tác quản lý môi trường cấp quận huyện một thành phố lớn như Tp. HCM vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tới thời điểm này, các quận huyện vẫn chưa có một công cụ hữu hiệu nào để giúp họ trong công tác quản lý môi trường. Trong thời gian qua có rất ít đề tài nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý môi trường cho cấp quận huyện của một thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó với số lượng cán bộ mỏng, vấn đề môi trường lại rất nhiều và đa dạng cho nên công tác quản lý môi trường cho quận huyện gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ quan điểm trên, một đề tài cấp thành phố hướng tới xây dựng công cụ tin học trợ giúp công tác quản lý môi trường cho quận huyện Tp. Hồ Chí Minh – trường hợp cụ thể là quận Thủ Đức và quận 12 được thực hiện với mục tiêu xây dựng mô hình ứng dụng CNTT trong công tác quản lý môi trường cấp quận, huyện lấy quận Thủ Đức, quận 12  Tp. HCM làm ví dụ nghiên cứu. 

  • Xây dựng trang Web cùng với kỹ thuật phần mềm tính toán ô nhiễm không khí trực tuyến phục vụ công tác giảng dạy sinh viên môi trường
Đề tài khoa học đi sâu nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để giúp xây dựng một công cụ tin học hỗ trợ cho công tác dạy và học môn mô hình hóa môi trường. Trên cơ sở liên kết giữa cơ sở lý luận và thực tiễn đã đề xuất một hệ thống thông tin môi trường ứng dụng công nghệ Web, kết hợp với các mô hình phát tán ô nhiễm không khí đang được sử dụng rộng rãi trong công tác dạy và học tại các Trường Viện thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Đề tài khoa học đã cố gắng liên kết được nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, đó là mô hình hóa môi trường, tin học môi trường, kỹ thuật Web và GIS để tạo ra một sản phẩm có tính ứng dụng trong thực tiễn. Kết quả nổi bật của đề tài là bước đầu đã xây dựng thành công chương trình CapWeb với cơ sở dữ liệu liên quan tới mô hình khí.  Phần mềm CapWeb triển khai vào thực tế sẽ giúp nâng cao năng lực dạy và học   bằng những tư duy mới, tạo ra một sự thay đổi về chất trong công tác dạy và học ngành môi trường. Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài này cũng đã đề xuất những điều chỉnh cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy và học tại ĐHQG ở TP.Hồ Chí Minh.
  • Xây dựng phần mềm quản lý tổng hợp số liệu quan trắc chất lượng nước mặt lưu vực hệ thống sông Đồng Nai dựa trên công nghệ Web GIS (WINS)
Lưu vực sông Đồng Nai, nơi thường tập trung một mạng lưới dày đặt các hoạt độngkinh tế, là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều chương trình, đề tài, dự án.Tính phức tạp của bài toán bảo vệ môi trường ở đây là do hệ thống lưu vực sông Đồng Nai trải dài theo không gian và đặc trưng bởi chế độ thủy văn phức tạp. Bên cạnh đó, sự có mặt các nguồn xả thải bên ngoài thay đổi thường xuyên tác đọng lên môi trường nước cũng làm bài toán trở nên phức tạp. Để xác định chất lượng nước lưu vực sông cần xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo ônhiễm.Tất cả những điều này đòi hỏi cần ứng dụng mô hình và công cụ hỗ trợ raquyết định.Giá trị của phương pháp này đã được thừa nhận trên thế giới.Tuynhiên, việc áp dụng ở Viêt Nam việc ứng dụng phương pháp này còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân là do việc ứng dụng mô hình đòi hỏi nhiều số liệu chuẩn hóa. Chính vì vậy xây dựng hệ thống thông tin quản lý tổng hợp và thống nhất các số liệu quan trắc chất lượng nước mặt lưu vực sông không chỉ thúc đẩy các nghiên cứu ứng dụng mô hình mà còn giúp các cơ quan chức năng lưu trữ thông tin, chia sẻ thông tin về lưu vực sông Đồng Nai.

  • Nghiên cứu xác định một số qui luật tự làm sạch của hệ thống kênh sông đô thị trên ví dụ sông Sài Gòn.
Trước tình hình ô nhiễm các hệ thống sông diễn biến phức tạp, các cơ quan quản lý môi trường đều nhận thức được rằng công tác quản lý xả thải từ lưu vực cần được quan tâm đầy đủ và cấp bách hơn. Hiện tại, các địa phương trên lưu vực sông Sài Gòn đã mời gọi các cơ quan khoa học tiến hành các nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải của hệ thống sông phục vụ cho quy hoạch xả thải. Để giải quyết vấn đề này các đơn vị quan tâm có nhiều cách tiếp cận và giải quyết khác nhau, như áp dụng theo thông tư 02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc “quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước”. Từ năm 2003, Ủy hội sông Mekong (MRC) đã triển khai nghiên cứu và đang áp dụng phương pháp quan trắc sức khỏe sinh thái (Ecological Health Monitoring- EHM) cho các quốc gia hạ lưu Mekong, trong đó có Việt Nam. Nhóm nghiên cứu của Việt Nam đã thử triển khai phương pháp quan trắc trực tiếp này trên sông Sài Gòn với hy vọng kết quả của phương  pháp đánh giá và phân hạng sức khoẻ sinh thái sẽ cung cấp thông tin mà từ đó có thể đánh giá được khả năng tiếp nhận chất thải của sông. Cùng với những phương pháp được nêu trên, trong thời gian qua nhóm nghiên cứu đề tài này tập trung quan tâm vào đánh giá khả năng tự làm sạch của sông. Phương pháp mô hình hóa tính toán diễn biến chất lượng nước được sử dụng để từ đó đánh giá và dự báo khả năng chịu tải hoặc tiếp nhận nước thải của các dòng sông phục vụ cho việc cấp phép xả thải.